Phân bón hóa học lớp 11 đang là từ khóa được rất nhiều bạn đọc tìm kiếm. Vậy nên hôm nay Điểm Tốt xin giới thiệu đến các bạn chủ đề Phân bón hóa học lớp 11 | Phân Bón Hóa Học│Hóa Lớp 11│Nguyễn Phúc Hậu EDU thông qua clip và nội dung dưới đây:
Mua khóa học này trên Unica: Mua Ngay
Mua khóa học này trên Kyna: Mua Ngay
Phân Bón Hóa Học│Hóa Lớp 11│Nguyễn Phúc Hậu EDU
Bài Giảng Lý Thuyết Phân Bón Hóa Học Lớp 11
A. Định Nghĩa Phân Bón Hóa Học:
– Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
– Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…
Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh
Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật
Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục
Nguyên tố S: Tổng hợp nên protein
Nguyên tố Ca và Mg: Giúp cho cây sản sinh chất diệp lục
Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật
B. Những phân bón hóa học thường dùng trong cuộc sống.
1. Phân bón dạng đơn (chứa một nguyên tố dinh dưỡng)
a) Phân đạm (chứa N):
Tác dụng của phân đạm:
– Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+.
– Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.
Phân loại phân đạm
– Ure CO(NH2)2 : tan trong nước, chứa 46% nitơ.
Điều chế phân đạm:
CO2 + 2NH2 (NH2)2CO + H2 O
– Phân đạm amoni chứa ion amoni NH4 + :
+ Amoni nitrat NH4NO3
(đạm 2 lá): tan trong nước, chứa 35% nitơ.
+ Amoni sunfat (NH4)2SO4 (đạm 1 lá): tan trong nước, chứa 21% nitơ.
Điều chế – sản xuất phân bón:
HNO3 + NH3 NH4NO3
H2SO4 + 2NH3 (NH4)2SO4
– Đạm nitrat: chứa ion nitrat NO3- : NaNO3 16%N, Ca(NO3)2 17%N
Cách sử dụng phân bón hóa học đúng cách:
– Ure CO(NH2)2 : Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.
– Amoni nitrat NH4NO3 (đạm 2 lá): Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía
Amoni sunfat (NH4)2SO4 (đạm 1 lá): Bón thúc và chia làm nhiều lần.
Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.
b) Phân lân (chứa P):
* Tác dụng:
– Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat.
– Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng do thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật.
– Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
* Phân loại Phân lân:
– Photphat tự nhiên: Thành phần chính chứa Ca3(PO4)2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
– Supephotphat: thành phần chính là Ca(H2PO4)2, tan trong nước.
+ Supephotphat đơn: chứa 14-20% P2O5, thành phần gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Điều chế phân lân:
Quặng photphorit hoặc apatit + axit sunfuric đặc
Ca3(PO4)2 + H2SO4 Ca(H2PO4)2 +CaSO4
Lưu ý: Cây đồng hóa Ca(H2PO4)2, phần CaSO4 không có ích, làm mặn đất, cứng đất
+ Supephotphat kép: chứa 40-50% P2O5, thành phần gồm Ca(H2PO4)2
Điều chế: 2 giai đoạn:
Điều chế axit photphoric
Ca3(PO4)2 +3 H3PO4 H3PO4 + 3 CaSO4
Cho axit photphoric tác dụng với quặng photphorit hoặc quặng apatit
Ca3(PO4)2 +3 H3PO4 3Ca(H2PO4)2
* Cách sử dụng:
Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2: bón cho vùng đất chua thích hợp với các loại cây ngô đậu.
– Supephotphat Ca(H2PO4)2: bón cho vùng đất chua
c) Phân kali (chứa K): Thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4
Tác dụng phân kali:
– Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.
– Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu
– Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
Cách sử dụng phân kali:
– Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác. Kali có thể bón thúc phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi
– Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.
Tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…
B. Phân bón dạng kép (chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng N, P, K)
Phân loại
– Phân hỗn hợp: chứa 3 nguyên tố N, P, K LỚN HƠN HOẶC BẰNG gọi là phân NPK (tỉ lệ N:P:K phụ thuộc vào loại đất và cây.
Ví dụ: Phân NPK là hỗn hợp của các muối: (NH4)2HPO4 và KNO3
Phân phức hợp: được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học của các chất.
Ví dụ: KNO3, (NH4)2HPO4
– Phân bón vi lượng
– Chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất.
Tác dụng:
– Tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…cho cây.
Cách sử dụng: Bón cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất, không nên dùng quá liều.
================================
Xem Clip Nhớ Like Và Đăng Kí Kênh Bấm Chuông Thông Báo Để Nhận Video Mới Của Miss Nguyễn Phúc Hậu EDU Nhé!!!
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE:
☆ OFFICIAL FACEBOOK:
================================
© Bản quyền thuộc về Nguyễn Phúc Hậu EDU
© Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup.
================================
#PhânBónHóaHọc
#LýThuyếtPhânBónHoáHọcLớp11
#NguyễnPhúcHậuEDU
Tag: Phân bón hóa học lớp 11, phân bón, phân bón hóa học, phân bón hóa học lớp 11, phân bón hóa học lớp 9, tác hại của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân kali, phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân bón urê, phân bón ure, sơ đồ tư duy phân bón hóa học, lý thuyết phân bón hóa học,ứng dụng của phân bón hóa học,ứng dụng và điều chế phân bón hóa học, bài tập phân bón hóa học, bài tập phân bón hóa học lớp 11, tính chất hóa học của phân bón, hóa lớp 11, lý thuyết phân bón hóa học 11
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chủ đề Phân bón hóa học lớp 11 | Phân Bón Hóa Học│Hóa Lớp 11│Nguyễn Phúc Hậu EDU. Điểm Tốt hy vọng đã giúp được bạn giải đáp được vấn đề, mọi thắc mắc hay comment xuống phía dưới.
Xem thêm: https://tieudiemtuong.net/category/luyen-tap
Ôn giúp em thi giữa học kì 1 lớp 12 đi ạ 💙