Bánh xe cảm xúc là nền tảng lý thuyết về cảm xúc không còn qua xa lạ, tuy nhiên để hiểu tường tận về nó thì không phải ai cũng biết. Để có thể phát triển EQ một cách tốt nhất, bạn hãy tìm hiểu thêm nền tảng lý thuyết cảm xúc này trong bài viết dưới đây.
Nguồn gốc ra đời của bánh xe cảm xúc
Năm 1980, tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Robert Plutchik đã xây dựng và phát triển lý thuyết mang tên bánh xe cảm xúc. Sự ra đời của lý thuyết này đã tạo nên một công cụ trực quan giúp ích cho quá trình hình thành thuyết tiến hóa tâm lý của loài người.
Trong bánh xe cảm xúc, Robert Plutchik đã phân các hình thái cảm xúc thành các cặp đối cực như:
– Niềm vui, nỗi buồn
– Tin tưởng – chán ghét
– Sợ hãi – tức giận
– Bình thản – ngạc nhiên
Bánh xe cảm xúc được phát triển bởi tiến sĩ người Mỹ Robert Plutchik
Trong nhóm các hình thái cảm xúc đối lập sẽ có sự khác nhau về cường độ nhưng chủ yếu theo hướng mãnh liệt. Ông cũng đã chỉ ra có 34.000 cảm xúc khác nhau, tuy nhiên khó để có thể hiểu được toàn bộ 34.000 cảm xúc này. Nên ông đã chia nhỏ và tóm gọn trong 8 loại cảm xúc cơ bản.
>> Đọc vị 8 loại cảm xúc cơ bản của con người
10 nền tảng lý thuyết của bánh xe cảm xúc
Bánh xe cảm xúc được hình thành và phát triển dựa trên 10 nền tảng lý thuyết vô cùng quan trọng như sau:
– Nghiên cứu về lịch sự tiến hóa của cảm xúc.
– Nghiên cứu về con người và động vật.
– Vấn đề sống còn.
– Sự khuôn mẫu.
– Các cảm xúc cơ bản.
– Xây dựng giả thuyết cho cảm xúc.
– Sự kết hợp cảm xúc với nhau.
– Sự đối nghịch
– Sự liên quan/điểm chung giữa các cảm xúc.
– Cường độ cảm xúc.
Cấu tạo của bánh xe cảm xúc
Nhiều người thường thắc mắc không biết cấu tạo của bánh xe cảm xúc như thế nào. Thực tế, nền tảng lý thuyết về cảm xúc này được hình thành với 3 cấu trúc cơ bản như sau:
Bánh xe cảm xúc được cấu tạo dựa trên 3 nền tảng cơ bản
– Màu sắc: 8 loại cảm xúc cơ bản trong bánh xe được sắp xếp thành một tập hợp cụ thể với từng màu sắc khác nhau. Theo đó, cảm xúc chính sẽ nằm ở vòng tròn thứ hai, còn cảm xúc không có màu thể hiện sự kết hợp giữa hai cảm xúc chính. Ví dụ: màu Joy kết hợp với màu Just sẽ tạo thành màu Love.
– Cấu tạo cảm xúc: Nếu càng về gần trung tâm vòng tròn thì màu sắc cảm xúc sẽ đậm hơn, chứng tỏ mức độ càng mạnh hơn. Còn khi di chuyển ra phía bên ngoài vòng tròn thì màu sẽ nhạt hơn, chứng tỏ cường độ cảm xúc bị giảm xuống.
– Mối quan hệ giữa các cảm xúc: Cụ thể, những cảm xúc trái cực thường được sắp xếp đối diện với nhau. Các cảm xúc chính cũng được trộn lẫn thông qua các khoảng trống. Đây chính là điều kiện để hình thành nên những cảm xúc như: tình yêu, sự lạc quan, năng nổ, hối hận, từ chối, phục tùng, khinh miệt…
Tác dụng của bánh xe cảm xúc
Bánh xe cảm xúc mang đến nhiều tác dụng thiết thực cho người dùng, cụ thể như sau:
– Biến những khái niệm phức tạp về cảm xúc trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn. Thông thường, khi nghĩ về cảm xúc người ta sẽ nghĩ ngay đến sự phức tạp nhưng với bánh xe cảm xúc nó sẽ trở nên cụ thể và rạch ròi hơn. Người dùng sẽ dễ dàng hiểu rõ quá trình cảm xúc theo cấp độ tiềm thức và diễn giải mọi thứ trở nên đơn giản hơn.
– Người dùng có thể dễ dàng nắm bắt và hình dung được cảm xúc của chính mình. Biết cách kết hợp cảm xúc nào với nhau để tạo nên tính tích cực trong não bộ.
– Định hướng cảm xúc theo điều mà chính bản thân người dùng đang thực sự muốn cảm nhận. Đồng thời, khám phá thêm những cảm xúc mới trong chính con người mình.
– Thông qua cảm xúc, người dùng có thể điều chỉnh được hành vi của chính mình như: rút lui, trốn tránh, phá hủy, sự nuôi dưỡng, từ chối, tiếp cận, hòa nhập, thăm dò, định hướng, kích hoạt, tạo sự bất ngờ…
>> Cách phát triển cảm xúc tích cực đơn giản
Bánh xe cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho con người
Giá trị thực tiễn
Dựa trên những lợi ích, tác dụng mà bánh xe cảm xúc mang lại, con người đã hình thành nên những quy tắc vàng mang giá trị thực tiễn vô cùng quý báu. Cụ thể như sau:
– Học cách cảm nhận cảm xúc của chính mình để điều chỉnh và kiểm soát hành vi tốt hơn, tích cực hơn.
– Tìm được nguyên nhân khiến bạn không thể điều chỉnh được cảm xúc hoặc có những cảm xúc tiêu cực lấn át.
– Hình thành nên tính tò mò và kiên nhẫn hơn với cảm xúc của chính mình.
– Biết cách thể hiện cảm xúc thực của chính bản thân mình khi trò chuyện hoặc trao đổi thông tin với người khác.
– Tôn trọng cảm xúc và thể hiện sự đồng điệu với mọi người.
– Học cách chấp nhận nhiều loại cảm xúc khác nhau.
– Thay đổi cảm xúc hiện tại bằng những cảm xúc khác.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất về lý thuyết bánh xe cảm xúc. Nếu bạn vẫn mơ hồ trong cách vận dụng để kiểm soát cảm xúc của mình thì hãy tham khảo thêm khóa học “QUẢN TRỊ CẢM XÚC” của giảng viên Phạm Thành Long trên Unica.
Tham khảo khóa học “Quản trị cảm xúc”
Lộ trình khóa học có 23 bài giảng với thời lượng 02 giờ 08 phút, bao gồm các nội dung chính: Lý do cần kiểm soát cảm xúc, các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc, một vài cảm xúc trong cuộc sống, điều khiển cảm xúc trong cuộc sống, luyện tập cách thức rèn luyện cảm xúc tích cực.
Kết thúc khóa học, học viên không chỉ nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống và trong sự nghiệp và còn được học các phương pháp rèn luyện cảm xúc tích cực để bản thân luôn trong trạng thái cảm xúc tốt nhất, thông tuệ và sáng suốt nhất.
XEM CHI TIẾT KHÓA HỌC
>> 6 bí kíp vàng giúp bạn chế ngự sự tức giận và làm chủ cảm xúc
Tags:
Quản trị cảm xúc